|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Hoàng Vân là xã có bề dày truyền thống lịch sử - văn hoá vật thể và phi vật thể, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.

Hoàng Vân là vùng đất cổ, có nhiều tập quán, phong tục, lễ nghi, sinh hoạt văn hóa-xã hội, trải qua nhiều thế hệ xây dựng thành nhưng quy ước riêng của làng, xã. Bản “Tục lệ” xã Vân Xuyên do cụ Ngô Quang Thận soạn, Lý trưởng Ngô Văn Tế đóng dấu nhận thực, phụng sao và tháng 11 năm Khải Định thứ 3 (1918). Theo lệ mùng 4 tháng Giêng mỗi giáp phải thịt một con lợn làm lễ ở nội điện, sau kính biếu khoa mục một thủ lợn, đãi viên hành lễ một cổ lợn, lệ gồm 23 điều.

Làng xã Hoàng Vân xưa cũng soạn thảo một bản “Tục lệ” dựa trên cơ sở những tục lệ cũ, được sao lại ngày 22 tháng 3 năm Đồng Khánh thứ 2 (1887) do hai lý trưởng là Tạ Văn Thoa và Dương Chi Đệ đóng dấu chứng thực sao như bản chính – Quan viên, hương lão, sắc mục cùng toàn xã xã Hoàng Vân, tổng Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa, phủ Đa Phúc họp tại đình làng đặt ra điều lệ.

Tục thờ cúng tổ tiên là nét đẹp truyền thống, thể hiện đạo lý làm người. Nhà nào cũng có bàn thờ. Kỳ giỗ chạp cụ kỵ, ông, bà, cha mẹ, tết thanh minh hàng năm là dịp các thành viên con cháu trong dòng họ quây quần họp mặt, ôn lại lịch sử dòng họ, giáo dục con cháu sống biết kính trên nhường dưới, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, biết giữ gìn và phát huy truyền thống, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Ngoài thờ cũng tổ tiên, dân các làng đều có tục thờ thành hoàng. Thành hoàng là danh từ chung để chỉ các vị thần được thờ chính trong các ngôi đình, miếu của các làng, giúp nước, che chở cho dân. Ngài ngự tại đình, chứng kiến đời sống sinh hoạt, bảo vệ và ban phước cho mọi người. Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng thường được thể hiện trong các lễ hội xuân hoặc Tết cổ truyền.

Hoàng Vân có nhiều lễ hội khá đặc sắc theo các tháng âm lịch trong năm. Trước đây hàng năm lễ hội mở vào ngày 10/10 âm lịch tại làng Vân Xuyên, cứ 3 năm tổ chức 1 lần tế thành hoàng tại đình; vào ngày mùng 4 Tết tổ chức tế ở đền, rước các sắc phong của triều đình ban cho đình làng. Các trò chơi tại lễ hội là đấu vật, cướp cầu, cờ người,...ngoài ra trong xã còn tổ chức hội đình vào ngày mùng 6 tháng Giêng (hội Cầu), lễ hội ngày 15 tháng Giêng (hội chùa).

Xuất phát từ coi trọng đạo hiếu, việc tang lễ của nhân dân Hoàng Vân được tổ chức chu đáo và tuân thủ theo luật lệ của từng làng, gồm các bước: tắm rửa cho người chết, nhập quan, phát tang, tổ chức viếng và chôn cất. Khi đưa di quan ra ngoài đồng, người dân có tục lệ “cha đưa, mẹ đón” (cha chết tất cả con cái đi sau quan tài; mẹ chết con trai đi giật lùi phía trước quan tài). Chôn cất xong tang chủ làm cơm cúng tam nhật (3 ngày), tứ cửu (49 ngày) và bách nhật (100 ngày). Sau khoảng 3 năm con cháu làm lễ kính cáo với tổ tiên rồi khai mộ, chuyển xương cốt từ quan tài vào tiểu sành, chôn sanh mộ mới, gọi là lễ cải cát (hay còn gọi là cải táng). Mỗi độ thanh minh, mỗi kỳ giỗ tết, các gia đình thường đi tạo mộ và tổ chức cúng lễ. Ngày nay thực hiện nếp sống văn hóa mới, các nghi thức cơ bản trong tục tang ma vẫn duy trì song được thực hiện đơn giản, tiết kiệm hơn, một số người sau khi chết được gia đình đưa đi điện táng (hỏa thiêu).

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Tin hoạt động Tin hoạt động

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 7,769
Tổng số trong ngày: 26
Tổng số trong tuần: 327
Tổng số trong tháng: 2,244
Tổng số trong năm: 14,207
Tổng số truy cập: 36,721